Vui lòng sử dụng mã định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://thuvienso.tnut.edu.vn/handle/123456789/243
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm của một số chủng vi khuẩn có khả năng phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện nước mặn phân lập từ quần đảo Trường xa
Các tác giả: Nguyễn Thị Tâm Thư, Viện KH-CN quân sự
Bùi Thị Thu Hà, Viện KH-CN quân sự
Phạm Kiên Cường, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga
Nguyễn Thu Hoài, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga
Từ khóa: Trường Sa
Chất thải sinh hoạt
Vi khuẩn
Cellulose
Năm xuất bản: 23-thá-2023
Series/Report no.: T228, S10 (2023);
Tóm tắt: Khu vực biển đảo ngày càng bị ô nhiễm bởi chất thải sinh hoạt. Các chất thải này bị phân hủy chậm trong tự nhiên do các vi sinh vật chịu mặn có khả năng phân hủy các chất hữu cơ ít. Để tăng cường quá trình phân hủy các chất ô nhiễm này ở khu vực biển đảo cần tăng cường các chủng có khả năng phân hủy các chất hữu cơ như protein, tinh bột, cellulose và chịu được độ mặn cao. Do đó, cần phân lập các chủng vi khuẩn chịu mặn có khả năng phân hủy các chất ô nhiễm này từ vùng biển và hải đảo. Nghiên cứu này trình bày các kết quả xác định một số đặc điểm sinh học của các chủng vi khuẩn phân lập từ đất của quần đảo Trường Sa và khả năng phân hủy các chất là thành phần của chất thải sinh hoạt ở điều kiện nước biển. Trong số 18 chủng phân lập được có hai chủng thuộc nhóm vi khuẩn lactic, 3 chủng khác thuộc chi Bacillus, 1 chủng thuộc chi Priestia. Cả 6 chủng đều có khả năng phân hủy trên 62-75% các thành phần protein, tinh bột, cellulose sau 5 ngày trong nước biển ở điều kiện Phòng thí nghiệm. Trình tự gen 16S rRNA của các chủng này cũng được đăng ký trên ngân hàng Gen.
URI: https://thuvienso.tnut.edu.vn/handle/123456789/243
ISSN: 1859-2171, 2734-9098
Bộ sưu tập:Tạp chí Khoa học và Công nghệ 2023



Các tài liệu trong Thư viện được bảo vệ bởi bản quyền, với mọi quyền được bảo lưu, trừ khi có chỉ định khác.